CÁCH QUẢN LÝ NHÂN VIÊN BẢO VỆ HIỆU QUẢ

Nhiều công ty do chưa biết cách quản lý nhân viên bảo vệ một cách đúng và hiệu quả nhất nên công việc bảo vệ an ninh chưa đạt được hiệu quả cao. Đừng lo, chúng tôi sẽ giúp bạn tìm ra cách!

Đối với mỗi cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp việc đảm bảo an ninh trong cuộc sống sinh hoạt, môi trường làm việc là điều quan trọng tất yếu cần có. Nhất là trong xã hội đang ngày càng có nhiều tệ nạn trộm cắp, gây mất trật tự an ninh như hiện nay. Vì vậy, rất cần những đội ngũ nhân viên bảo vệ đang tin cậy, giúp bảo vệ an ninh. Tuy nhiên, nếu không biết cách quản lý nhân viên bảo vệ, không những chỉ tiêu tốn tiền bạc mà công việc lại không được hiệu quả như ý muốn. Vậy nên, nếu ai đang gặp rắc rối này nên đọc ngay thông tin được cung cấp trong bài viết dưới đây.

I. Quy trình quản lý bảo vệ

Đối với mỗi công ty hay tổ chức, doanh nghiệp đều có những phòng ban khác nhau. Và người giám đốc sẽ không trực tiếp quản lý nhân viên của mình mà sẽ có những người trưởng phòng, người đội trưởng thay mặt họ để quản lý từng nhân viên và thực hiện giám sát điều hành công việc. Đối với phòng bảo vệ cũng vậy, cũng cần có 1 người bảo vệ, đứng ra quản lý toàn bộ đội ngũ. Quản lý một cách nghiêm ngặt để bảo nhân viên làm việc hiệu quả là trách nhiệm của mỗi đội trưởng.

Có thể là hình ảnh về 10 người và văn bản cho biết 'P00O 0000 NHA HAT LƠN HÀ NOI ውርይር GOYO UNNDTIANIPHOHANỘI THẢNH PHOH NỘI UBND BNDTHANHPI nyMHAЛΟΥ ΠΙeΣ 피트 មីកពា เบฟตต ỨNG PHÒ BIÊN BỎI KHI UINDTIANIPIONANOL UBND THÀNH PHOHANOL PИOHa .号 THAM THAMGIAL GIAl GIỜ EVNHANGI TT HAme பட் ỨNG PHό BIỂN BỐI KHI HAU G HAM TIETK TKIE TIETKIEMDIEN DIỀN ΤHAΝΗ THO GUEN TẮT DẶT τι ỨNG'

Yêu cầu và trách nhiệm của một người đội trưởng đội bảo vệ – phải biết cách quản lý đội ngũ nhân viên bảo vệ cấp dưới.

 Dưới đây là yêu cầu và cách quản lý nhân viên bảo vệ của người đội trưởng:

1. Nhiệm vụ

  • Quản lý nhân viên trong đội ngũ nhân viên bảo vệ.
  • Thực hiện đầy đủ chế độ cônog tác, ghi chép sổ sách, phân công ca trực, đôn đốc nhắc nhở cấp dưới thường xuyên tuần tra, canh gác, để ý làm việc thật nghiêm túc cả ban đêm và ban ngày.
  • Xử lý kịp thời những tình huống phát sinh.
  • Kiểm tra và đảm bảo các thiết bị an ninh vận hành tốt.
  • Giám sát hệ thống camera 24/24 để kịp thời phát hiện vấn đề.
  • Lên chi tiết phương án, mục tiêu bảo vệ trong những dịp lễ hay sự kiện quan trọng.Báo cáo với cấp trên những khó khăn hoặc những tình huống vượt ngoài tầm giải quyết.
  • Liên hệ với các trưởng bộ phận để thông báo những cá nhân trực thuộc vi phạm kỷ luật công ty.
  • Những công văn, giấy tờ gửi đến công ty nếu gửi tổ bảo vệ đều phải cất và bảo quản cẩn thận, giao đến người nhận nhanh chóng, kịp thời.

2. Quy trình quản lý nhân viên bảo vệ

Quản lý đội ngũ bảo vệ là việc vô cùng cần thiết đối với từng công ty, tổ chức, doanh nghiệp.

  • Bước 1: Lên phương án chi tiết, mục tiêu bảo vệ, thực hiện đầy đủ các chế độ công tác như lịch trực, kế hoạch trực.
  • Bước 2: Báo cáo với cấp trên về kế hoạch, cấp trên phê duyệt.
  • Bước 3: Cắt cử, phân công ca trực đối với nhân viên bảo vệ cấp dưới.
  • Bước 4: Điều hành, chỉ huy tác nghiệp nghiệp vụ tại mục tiêu được phân công.
  • Bước 5: Thực hiện chấm công, chấm giờ tăng ca cho nhân viên
  • Bước 6: Báo cáo tình hình công tác, tư tưởng cán bộ nhân viên tại mục tiêu quản lý, với phòng nghiệp vụ và Ban giám đốc.
  • Bước 7: Báo cáo giao ban hàng ngày/tuần/tháng theo yêu cầu của giám đốc, phó giám đốc, bộ phận phụ trách nghiệp vụ.

Không có mô tả ảnh.

Nhiệm vụ của một người đội trưởng rất quan trọng, yêu cầu phải nắm chắc nghiệp vụ, phải được đào tạo một cách bài bản và chuyên nghiệp nhất. Người đội trưởng không chỉ cần có kiến thức chuyên môn mà còn cần hiểu tâm lý nhân viên, đời sống tinh thần của họ để dễ dàng thực hiện quản lý, cấp trên và cấp dưới hợp tác ăn ý với nhau, có vậy công việc mới đạt được hiệu quả cao nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.