BẢO VỆ CÓ ĐƯỢC QUYỀN BẮT NGƯỜI CÓ HÀNH VI TRỘM CẮP HAY KHÔNG?

Hành vi trộm cắp gây thiệt hại tài sản của người khác luôn là hành vi bị nghiêm cấm, và ngặn chặn vì ảnh hưởng đến tài sản tính mạng người khác. Chính vì vậy, ngay khi bắt gặp bất kì hành vi vi phạm pháp luật nào nhân viên bảo vệ được quyền bắt giữ người có hành vi trộm cắp và báo ngay cho cơ quan công an, chính quyền địa phương xử lý.

Nhiệm vụ của nhân viên bảo vệ – dịch vụ bảo vệ ở tại các mục tiêu là giữ gìn an ninh trật tự, ngăn chặn các đối tượng đột nhập phá hoại tài sản tại mục tiêu, luôn đảm bảo tài sản tính mạng con người tại mục tiêu ở chế độ an toàn.

Theo quy định của pháp luật đối với các trường hợp bắt quả tang tội phạm như sau:

Đối với người đang thực hiện hay sau khi thực hiện hành vi tội phạm mà bị phát hiện hay đang bị đuổi bắt thì bất kì người nào cũng có quyền bắt và giải ngay đến cơ quan Công an, cơ quan chức năng có thẩm quyền. Các đơn vị này sẽ tiếp nhận và xử lý.

Khi bắt quả tang người phạm tội không chỉ nhân viên bảo vệ mà bất kỳ người nào cũng đều có quyền tước vũ khí, hung khí của người bị bắt.
Trường hợp Công An, Chính quyền địa phương phát hiện bắt giữ, tiếp nhận người phạm tội thì sẽ thu giữ tang vật, hung khí, lập biên bản, lấy lời khai đồng thời bảo vệ hiện trường theo quy định. Nhân viên bảo vệ tại mục tiêu cần phối hợp với cơ quan chức năng bảo vệ tốt hiện trường, đưa lời khai chính xác nhất tạo điều kiện thuận lợi cho việc điều tra.

Do đó, theo quy định trên thì không chỉ riêng nhân viên bảo vệ mà bất kì người nào cũng được quyền bắt giữ người vi phạm trộm cắp và giải ngay đến cơ quan Công an. Vì vậy, trường hợp bảo vệ phát hiện người có hành vi trộm cắp thì bảo vệ hoàn toàn có quyền bắt giữ người vi phạm và giải ngay đến cơ quan Công an, chính quyền địa phương gần nhất.

 

 

Phải thượng tôn pháp luật

Theo Khoản 1, Điều 135, Bộ luật Hình sự năm 2015, người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31-60% trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với người đó hoặc đối với người thân thích của người đó thì bị phạt tiền từ 10-50 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm.

Ngoài ra, Bộ luật Hình sự năm 2015 cũng quy định, người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31-60% do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội, thì bị phạt tiền từ 5-20 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm (Khoản 1, Điều 136). Người nào vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31-60%, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 5-20 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 1 năm (Khoản 1, Điều 138).

“Đặc biệt, khi bắt giữ kẻ trộm, người dân cần lưu ý không vì quá bức xúc mà vi phạm tội hành hạ người khác. Theo Khoản 1, Điều 140, Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định, người nào đối xử tàn ác hoặc làm nhục người lệ thuộc mình nếu không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 185 (tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình) thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm” – luật gia Nhân phân tích.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.